Dạng đề lưu đồ Writing Task 1 có thực sự khó?
Bài Writing Task 1 trong IELTS gồm có 3 dạng đề chính: biểu đồ (graph), lưu đồ (process) và bản đồ (map). Trong “3 anh em siêu nhân” này thì dạng lưu đồ thuộc vào dạng “khét tiếng” nhất vì thường hay được cộng đồng mạng chế meme với những đề thi rất quái ác như Con ngựa, Khinh khí cầu,… dù thực tế thì tần suất ra không cao bằng dạng biểu đồ (bản thân Mr. Bách thi 3 lần gặp 3 đề biểu đồ!).
Tuy dân gian đồn rằng ghê gớm là thế, nhưng dạng đề lưu đồ này thực ra lại rất đơn giản, nếu không muốn nói là đòi hỏi ít trí lực và kinh nghiệm đọc hiểu biểu đồ hơn hẳn hai dạng còn lại.
Chỉ cần có tư duy đúng và ngữ pháp phù hợp, chúng ta dễ dàng xử lý dạng process này mà “don’t break a sweat” – không đổ lấy một giọt mồ hôi!
Xử lý dạng đề Lưu đồ bằng tư duy và khung sườn bài như thế nào?
Trong khuôn khổ bài viết này, Mr. Bách sẽ hướng dẫn cho các bạn tư duy “bí thuật” để xử lý mọi dạng đề lưu đồ mà Mr. Bách chỉ dạy cho học viên trong lớp – đó là Tư duy Mũi tên.
Bản chất của dạng Process là quy trình các bước để biến đầu vào (input) thành đầu ra (output). Nắm được bản chất này, chúng ta thấy rằng chỉ cần mô tả được đầy đủ các bước trong quy trình là thành công.
Đây cũng chính là nền tảng của Tư duy Mũi tên, với nội dung đầy đủ như sau: trong dạng đề Process, chúng ta chỉ cần tập trung vào mô tả ĐÚNG và ĐỦ các bước từng bước của quy trình THEO CHIỀU MŨI TÊN, đi từ GỐC đến NGỌN mũi tên là hoàn tất quy trình.
Trong lúc mô tả, lưu ý ghi rõ các thành phần có trong bước đó cũng như đây là bước thứ mấy, không cần phải thêm thắt bất kỳ thông tin không cần thiết bên ngoài vào.
Tư duy Mũi tên trong dạng đề lưu đồ
Dạng tư duy này còn rất hữu hiệu khi chúng ta gặp hai biến thể của dạng lưu đồ là lưu đồ tẽ nhánh và lưu đồ hai chiều. Khi gặp hai biến thể này, chúng ta chỉ cần ứng dụng thêm hai lời khuyên bổ sung:
- Với mũi tên hai chiều, hãy đi theo chiều thuận trước rồi chiều nghịch sau sẽ dễ hơn.
- Với mũi tên tẽ nhánh, hãy mô tả trọn vẹn một nhánh, rồi sau đó tuần tự mô tả các nhánh còn lại
Ứng dụng nhuần nhuyễn Tư duy Mũi tên này sẽ giúp chúng ta bám sát các bước của quy trình, không bị rối khi gặp các quy trình có hình dạng lạ. Ngoài ra, chúng ta còn tinh giản được thông tin, tránh mô tả lan man, thêm thắt thông tin không có trong đề, vốn là một trong những lỗi sai cực kỳ phổ biến khi các bạn thực hành viết với dạng đề lưu đồ.
Xem thêm:
Sau khi có được tư duy, chúng ta cần có các cấu trúc ngữ pháp để mô tả các bước trong quy trình. Thông thường, các bạn sẽ sử dụng các cụm từ dẫn dắt như First-Then-Next-Finally. Những cụm này không sai, nhưng thiếu sự đa dạng và sẽ nhận được đánh giá không cao từ giám khảo.
Dưới đây là một số cụm từ dẫn dắt “xịn” hơn, Mr. Bách rất khuyến nghị sử dụng trong quá trình mô tả quy trình:
- Initially ( = first)
- In the next phase of operation / In the next stage of production ( = next, then)
- Subsequently ( = next, then)
- Ultimately ( = finally)
————————
Lý thuyết là vậy, nhưng để ứng dụng thuần thục cả tư duy lẫn các cấu trúc ngữ pháp vào bài viết thực tế thì cần rất nhiều luyện tập và sai-sửa. Vậy cơ hội luyện tập ở đâu? Có ai sửa bài cho mình?
1. Bạn sẽ có tất cả với khóa học Writing Masterclass – Luyện viết chuyên sâu (online & offline). Không chỉ là dạng đề Lưu đồ, bạn sẽ được học tất cả các dạng đề ở Task 1 & Task 2 cũng như được học về tư duy Writing tiếng Anh, học một lần xài hoài luôn!
2. Bạn có thể tham gia lớp Phương pháp Writing & Speaking (miễn phí) cho cộng đồng của Mr. Bách được tổ chức hàng tháng.
Bạn xem nội dung buổi học và đăng ký tại đây nhé: https://bit.ly/PAWandSWITCH
———
Ngoài ra, bạn nhớ follow Mr. Bách để đăng ký ngay khi có thông báo lịch học nhé!
Mong được đồng hành và truyền lủa để cùng các bạn “cháy” hết mình với IELTS 😁
For everything about IELTS, ask Mr. Bách!