Bí đao, bí đỏ thì ngon, chứ bí lù thì không chơi à nghen! Nỗi kinh hoàng của nhiều sĩ tử khi vào phòng thi Speaking là BÍ Ý TƯỞNG. Vậy thì, làm sao để phát triển bài nói cho ĐÚNG và ĐỦ ý đây? Cùng xem bí kíp Chữa Bí Ý Tưởng Khi Thi Ielts Speaking dưới đây!
Mục lục bài viết
1. VÌ SAO BẠN LẠI BÍ Ý TƯỞNG?

Thực ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không biết nói gì sau khi nhận được câu hỏi khi thi Speaking: vốn từ vựng chưa phong phú, chưa vững về mặt ngữ pháp nên chưa biết nói câu hoàn chỉnh, chưa biết các từ nối để liên kết các ý lại với nhau… Nếu vấn đề bạn đang gặp phải là về từ vựng và ngữ pháp, bạn nên tạm dừng lại quá trình ôn luyện đề IELTS của mình, và tập trung dốc sức xây dựng vốn từ vựng và ngữ pháp cho vững.
NHƯNG MÀ: “Cô ơi, ngay cả khi em đã có nền tảng từ vựng và ngữ pháp, sao em vẫn không biết nói gì? Câu trả lời của em cứ bị cụt ngủn thế nào ấy ạ.” – Đây là trăn trở của rất nhiều bạn học viên. Vì sao nên nỗi?
Thứ nhất, thói quen giao tiếp thường ngày của chúng ta đa phần là không cần đến những câu trả lời quá đầy đủ về mặt ý (ngoại trừ những trường hợp cần trình bày, thảo luận). Ví dụ, ít khi mẹ bạn hỏi: “Con nghĩ nên tái chế rác thải nhựa như thế nào?”, và cũng hiếm khi bạn cần đưa ra 7749 lí lẽ để bảo vệ cho lập luận đó.
Thứ hai, vốn hiểu biết của chúng ta luôn là hữu hạn, và sẽ có nhiều lĩnh vực chúng ta không có chuyên môn. Tuy vậy, càng biết ít về một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ càng không biết bàn luận gì về vấn đề đó. Ví dụ, nếu chưa bao giờ quan tâm về vấn đề bảo vệ môi trường, bạn có thể sẽ lúng túng khi được hỏi: “Bao nilon có tác hại thế nào đến môi trường?”
2. LÀM SAO HẾT “BÍ”?
Với hai vấn đề nêu trên, chúng ta sẽ có giải pháp cho từng vấn đề.
Nếu thói quen giao tiếp (ngắn gọn) thường ngày là rào cản, bạn có thể phát triển ý trong bài Speaking của mình với hai cách sau: (1) Đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận vấn đề; (2) Đặt ra nhiều câu hỏi với 5W1H.
Nếu vấn đề của bạn nằm ở việc thiếu hụt kiến thức, bạn có thể đọc sách báo, xem video cung cấp kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Về vấn đề này, cô sẽ có bài viết sau, các bạn chờ đọc nhé! Còn bây giờ, mình sẽ nói về hai giải pháp nói trên nha!
2.1. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận vấn đề
Việc xem xét một vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc độ, nhóm đối tượng… sẽ làm cho bài nói của bạn phong phú, có độ “dày” hơn.
Ví dụ: Why are there fewer people going to the cinema to watch movies nowadays? (Vì sao ngày càng ít người đến xem phim rạp?)
- Góc độ kinh tế: Nhiều người muốn tiết kiệm tiền. Nhất là sau đại dịch COVID-19, họ muốn để dành tiền vào những việc nhu cầu cần thiết khác hơn.
- Góc độ trải nghiệm cá nhân: Nhiều người muốn đợi đến lúc phim sẽ được phát lại trên các nền tảng trực tuyến (Netflix), vì họ ưu tiên trải nghiệm thoải mái khi xem phim ở nhà.
- Góc độ thị hiếu khán giả: Nhiều người cho rằng phim rạp ngày càng nhàm. Khán giả ngày càng kén chọn hơn trước khi bỏ tiền ra mua vé xem một bộ phim nào đó.
2.2. Đặt ra nhiều câu hỏi với 5W1H
Khi cạn ý tưởng, sử dụng những từ để hỏi như: Who? Where? Why? When? How? How much/many? What? Which?… (5W1H) có thể sẽ rất hữu ích với bạn.
Ví dụ: Should we ban using plastic bags?
- (WHO) Ai là người ủng hộ sử dụng túi nilon? Ai là người muốn cấm nó?
- (WHERE) Ở những nơi nào người ta sử dụng túi nilon nhiều nhất?
- (WHY) Tại sao người ta lại muốn sử dụng túi nilon? Tại sao người ta lại không muốn?
- (WHAT IF) điều gì sẽ xảy ra khi con người ngừng sử dụng túi nilon? Điều gì sẽ xảy ra nếu người ta sử dụng ngày càng nhiều?
- (HOW) Nên cấm như thế nào?
- …
Lưu ý: Khi trả lời, bạn không cần đưa ra đầy đủ các ý trên. Việc thực hành 5W1H nên được luyện tập ở nhà, đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ hình thành phản xạ và tự động phát triển các câu hỏi này trong đầu.
Tham khảo thêm: Tips Xoay Chuyển Tình Thế Khi Đi Thi Ielts Gặp Câu Hỏi Khó
Khi ráp các ý trên vào bài, ta có:
Theo ý kiến cá nhân của tôi, việc sử dụng bao nilon nên được chính phủ cấm, nhưng cần được thực hiện với một chiến dịch lâu dài và gia tăng sự kiểm soát theo thời gian. Không nên cấm sử dụng hoàn toàn một cách đột ngột, vì người dân sẽ phản ứng, (WHO) ví dụ như những người bán hàng, chủ quán ăn, chủ cửa hàng quần áo… – họ là những người có nhu cầu sử dụng bao nilon nhiều nhất. (WHY) Bao nilon mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, (WHAT IF) tác hại của bao nilon đến môi trường là rất lớn. Vì vậy, (HOW) chính phủ cần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, sau đó đưa ra các phương án thay thế bao nilon (ví dụ như túi giấy), rồi mới cấm sử dụng hoàn toàn.
Đọc thêm: Vũ Khí Để thi Speaking Tốt
Lời Kết
TADAAA! Vậy là các bạn đã nắm được bí kíp trong tay rồi đó! NHƯNG MÀ: “Chẳng lẽ với mỗi câu hỏi, em đều phải thực hành các bước này hết hả cô? Vậy thì nhiều quá huhu!”
Yên tâm em nhé, có SWITCH, khỏi lo! Các thầy cô ở IELTS Power Up đã phát triển phương pháp SWITCH, giúp nhiều học viên đạt được điểm cao khi thi Speaking nhưng không cần học dàn trải. Các bạn sẽ được hướng dẫn cách gom chủ đề, xây dựng cách phát triển đúng và đủ ý, học 1 khung trả lời được vô số câu hỏi. SWITCH là một quả bóng mà các bạn có thể mang đi đá được ở tất cả mọi sân chơi. Đề nào khó, để SWITCH lo nha!