2
IELTS POWER UP

IELTS POWER UP

Các dạng bài Nghe trong IELTS – 6 loại bài phổ biến 

Home - Listening - Các dạng bài Nghe trong IELTS – 6 loại bài phổ biến 

Tổng quan về bài thi IELTS Listening 

Bài thi IELTS đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh dựa trên 4 kỹ năng: Nghe (Listening), Đọc (Reading), Viết (Writing) và Nói (Speaking).

Đối với bài thi Nghe, thí sinh sẽ nghe bốn đoạn ghi âm khác nhau, tương ứng với 4 phần (4 parts), mỗi phần bao gồm 10 câu hỏi. Tất cả các đoạn ghi âm này đều được thu từ giọng của người bản xứ, bao gồm giọng của người Anh, Mỹ, Úc, New Zealand và Canada.

Thí sinh sẽ có 30 phút để làm bài. Nếu thi trên giấy, thí sinh sẽ có thêm 10 phút để điền đáp án vào tờ giấy trả lời (answer sheet).

Với Part 1, thí sinh sẽ nghe một đoạn hội thoại giữa hai người. Chủ đề ở Part 1 gần gũi với thí sinh, xoay quanh cuộc sống thường ngày. Ví dụ, cuộc hội thoại sẽ nói về việc đặt phòng khách sạn, đặt vé du lịch..

Với Part 2, thí sinh sẽ nghe một đoạn độc thoại, cũng xoay quanh những chủ đề thân thuộc với cuộc sống thường ngày. Ví dụ: một bài nói về những tiện ích ở địa phương…

Với Part 3, thí sinh sẽ nghe một đoạn hội thoại giữa hai, ba, hoặc bốn người. Ngữ cảnh ở đây thường xoay quanh lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Ví dụ: cuộc hội thoại giữa giáo sư và sinh viên đại học về một đề tài nghiên cứu khoa học…

Với Part 4, thí sinh sẽ nghe một đoạn độc thoại về một chủ đề học thuật. Ví dụ: một bài giảng ở đại học về chủ đề công nghệ sinh học…

6 dạng bài trong IELTS Listening thường gặp 

Dạng Multiple Choice

Với dạng Multiple Choice (trắc nghiệm), đề bài sẽ đưa ra nhiều lựa chọn, và yêu cầu thí sinh chọn 1 câu trả lời đúng.

Với dạng đề này, thường có 3 biến thể. 

Biến thể 1: Chọn 1 trong 3

Đề bài sẽ đưa ra danh sách 3 lựa chọn (A, B, C), và yêu cầu thí sinh chọn 1.

Trích đề Listening, Cambridge 14, Test 2, Part 2

Biến thể 2: Chọn 2 trong 5

Đề bài sẽ đưa ra danh sách 5 lựa chọn, và yêu cầu thí sinh chọn 2. 

Một lưu ý với dạng đề này là thông tin sẽ không được đưa theo thứ tự. Ví dụ, bài nói có thể đề cập đến thông tin B trước, thông tin A sau. Ví dụ:

Trích đề Listening, Cambridge 14 Test 1 Part 2

Biến thể 3: Khớp thông tin

Lúc này, đề bài sẽ cho hai danh sách của hai loại thông tin khác nhau, và yêu cầu thí sinh khớp hai loại thông tin này vào sao cho đúng với những gì bài nói có đề cập. Ví dụ:

Trích đề Trích đề Listening, Cambridge 14 Test 1 Part 2

Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần trang bị kỹ năng nghe hiểu nội dung chính của cả đoạn, và kỹ năng xác định thông tin cụ thể trong bài nói.

Dạng Matching

Với dạng Matching (khớp thông tin), thí sinh được cung cấp hai danh sách thuộc hai loại thông tin khác nhau. Nhiệm vụ của thí sinh là điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống để khớp hai thông tin lại. Cách làm dạng bài này khá giống với biến thể khớp thông tin của dạng Multiple Choice nói trên.

Ví dụ:

Trích đề Listening, Cambridge 14 Test 1 Part 3

Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần rèn luyện kỹ năng nghe hiểu và xác định thông tin cụ thể trong một bài nói. Ngoài ra, dạng đề này còn đánh giá khả năng bắt kịp mạch nói một bài hội thoại, vì vậy thí sinh cũng cần rèn luyện khả năng này.

Dạng Plan/Map Labelling

Với dạng Plan/Map Labelling, thí sinh được yêu cầu “gán nhãn” cho một sơ đồ (ví dụ: sơ đồ một tòa nhà), một bản đồ (ví dụ: bản đồ công viên).

Điểm khác nhau giữa Plan và Map: Plan (sơ đồ) được dùng cho không gian kín, còn Map (bản đồ) được dùng cho không gian mở.

Ví dụ một bài Map Labelling:

Trích đề Listening, Cambridge 14 Test 2 Part 2

Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần trang bị kỹ năng xác định phương hướng, định vị vị trí. Ngoài ra, thí sinh cũng cần nắm vững ngôn ngữ thường được dùng để mô tả không gian và phương hướng.

Dạng Form/Note/Table/Flow-chart/Summary Completion

Dạng bài này có nhiều biến thể, nhưng chung quy lại, đề bài sẽ yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống. Sự khác nhau chỉ nằm ở quy cách trình bày đề bài: có khi là một biên bản, mẫu đơn (form), có khi là bảng (table), có khi là một biểu đồ tiến trình (flow-chart)…

Dạng câu hỏi này thường có 2 biến thể. 

Với dạng biến thể đầu tiên, đề bài sẽ cung cấp sẵn danh sách một số lựa chọn và yêu cầu thí sinh chọn câu trả lời đúng. Ví dụ:

Trích đề Listening, Cambridge 13 Test 1 Part 3

Với biến thể thứ hai, thí sinh sẽ nhận diện từ bị khuyết và viết chính xác những gì mình nghe được và điền vào chỗ trống, không thay đổi dạng từ. Ví dụ:

Trích đề Listening, Cambridge 14 Test 1 Part 1

Biến thể này thường gặp ở Listening Part 1.

Một lưu ý quan trọng dành cho dạng bài này: Thí sinh cần đọc kỹ số lượng từ mà đề bài yêu cầu (ONE WORD, NO MORE THAN TWO WORDS…)

Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần tập trung theo dõi mạch nói của bài và định vị đúng thông tin cụ thể cần điền.

Dạng Sentence Completion

Dạng câu hỏi và cách làm dạng này tương tự dạng Completion nói trên. Hình thức trình bày của dạng Sentence Completion sẽ là một bản tóm tắt nội dung bài nói, thí sinh được yêu cầu nhận diện và điền vào chỗ trống những từ bị khuyết.

Chúng ta thường gặp dạng bài này ở Listening Part 4. Ví dụ:

Trích đề Listening, Cambridge 14 Test 1 Part 4

Xem thêm:

Dạng Short-answer questions

Với dạng Short-answer questions, thí sinh sẽ được yêu cầu đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho một câu hỏi nào đó. Đề bài sẽ giới hạn số lượng từ trong đáp án, vì vậy thí sinh cần chú ý thông tin này. Ví dụ:

Trích đề Listening, The Official Guide to IELTS, Test 2 Part 1.

Để làm tốt các dạng bài nghe trong IELTS, thí sinh cần rèn luyện kỹ năng nhận diện những thông tin mang tính trừu tượng (nơi chốn, giá tiền, thời gian…).

Dạng bài này có xác suất xuất hiện trong bài thi IELTS Listening không cao.

IELTS Power Up chúc các bạn ôn luyện thật tốt!

Bạn gặp KHÓ KHĂN trong khi TỰ HỌC?
Bạn TRẦY TRẬT với 2 kỹ năng khó nhằn là WRITING & SPEAKING?

Các khóa học IELTS 4 Kỹ Năng, Writing Masterclass, Speaking Masterclass sẽ giải quyết mọi vấn đề của bạn!